Mẹ Bầu Bị Tiểu Đường Thai Kỳ: 5 Nguyên Nhân Tiểu Đường

Mẹ Bầu Bị Tiểu Đường Thai Kỳ: 5 Nguyên Nhân Tiểu Đường

Tiểu đường thai kỳ hay con gọi là đái tháo thường là một bệnh lý nguy hiểm có thể gặp khi mang thai, mà không bất cứ bà mẹ nào mong muốn nhưng lại rất dễ xảy ra với những mẹ bầu. Nếu mẹ bầu không may lại mắc bệnh thì đường huyết trong cơ thể người mẹ sẽ cao hơn bình thường. Bệnh này sẽ gây ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ của người mẹ đồng thời cũng sẽ ảnh hưởng cực xấu đến sức khoẻ của thai nhi.

Nếu không may gặp tình trạng này thì mẹ bầu nên nhanh chóng đến các cơ sở y tế để thăm khám chữa bệnh, tránh các trường hợp xấu phát sinh. Hãy cùng Wilimedia tìm ra nguyên nhân, dấu hiện và cách khắc phục bệnh Tiểu Đường Thai Kỳ nhé!

Mẹ Bầu Bị Tiểu Đường Thai Kỳ: 5 Nguyên Nhân Gây Tiểu Đường Ở Mẹ Bầu

5 Nguyên nhân gây nên tình trạng Mẹ Bầu Bị Tiểu Đường Thai Kỳ:

Thừa cân, béo phì:

Khi sản phụ mang theo bị thừa cân, béo phì thì lượng đường trong máu sẽ tăng cao, làm giãn đồng tử có thể dẫn đến tình trạng giảm thị lực. Ở sản phụ bị thừa cân thì tình trạng kháng insulin và tăng tiết insulin ở người béo phì sẽ gây rối loạn chuyển hóa glucose. Sẽ dễ dẫn đến tình trạng Tiểu Đường Thai Kỳ.

Tiền sử gia đình cho người từng mắc bệnh: 

Có người thân trong gia đình như cha, mẹ, anh chị em đừng mắc bệnh đái tháo đường tuýt 2 là yếu tố nguy cơ dẫn đến bệnh Tiểu Đường Thai Kỳ. 

Tiền sử đã từng sinh con nặng trên 4kg: 

Mẹ bầu từng sinh bé trước to có cân nặng trên 4kg là nguy cơ cho thai phụ ở những lần sinh sau. Đây cũng là hậu quả của Tiểu Đường Thai Kỳ. 

Sinh con khi thai phụ lớn tuổi: 

Phụ nữ nên sinh con trước 25 tuổi thì nguy cơ bị Tiểu Đường Thai Kỳ sẽ ít gặp hơn, tuổi càng cao thì nguy cơ bị càng cao nên trên 35 tuổi là yếu tố nguy cơ bị sẽ cao hơn.

Hội chứng buồng trứng đa nang: 

Buồng trứng đa nang là một triệu chứng rối loạn nội tiết tố của phụ nữ ở độ tuổi sinh sản. Bệnh này gây nhiều tác động lên buồng trứng gây rối loạn kinh nguyệt, tăng nội tiết tố nam. Nếu thai phụ nào tuèng có tiền sử bệnh buồng trứng đa nang thì nguy cơ sẽ dẫn đến Tiểu Đường Thai Kỳ. 

Các bác sĩ và chuyên gia đều khyên các chị em phụ nữ trước khi mang thai hãy chuẩn bị một thể trạng một sức khoẻ thật tốt trước khi mang thai, chẳng hạn như là giảm cân về số cân tiêu chuẩn, duy trì chế độ ăn uống lành mạnh và nên kết hợp việc tập luyện trước và trong thời kỳ mang thai.

Bệnh Tiểu Đường Thai Kỳ chiếm từ 4 – 8% tổng số phụ nữ mang thai, là nguy cơ tiềm ẩn gây nên nhiều bệnh cho cả người mẹ và thai nhi nếu không được phát hiện và điều trị bệnh kịp thời.

Cách khắc phục bệnh Tiểu Đường Thai kỳ:

Mẹ Bầu Bị Tiểu Đường Thai Kỳ: 5 Nguyên Nhân Gây Tiểu Đường Ở Mẹ Bầu

Thay đổi chế độ ăn phù hợp cho người bệnh Tiểu Đường Thai Kỳ: 

Chế độ ăn này phải đáp ứng đủ yêu cầu như đáp ứng lượng đường trong khẩu phần ăn phải đảm bảo lượng đường phải nằm ở mức ăn toàn, nhưng vẫn phải cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng, năng lượng cho cả mẹ bầu và thai nhi.

Song song đó, mẹ bầu nên giữ cân nặng ở mức trung bình nhưng vẫn phải cung cấp đầy đủ mức độ calo cần hằng ngày. Nên ưu tiên chọn những thực phẩm ít chất béo, giàu chất xơ. Nên tập trung ăn ăn các loại ngũ cốc, thay hạt cơm trắng sang hạt gạo lứt hoặc hạt nảy mầm.

Cố gắng xây dựng thực đơn đầy đủ dinh dưỡng khoa học, đa dạng phù hợp với yêu cầu của bác sĩ nhằm đảm bảo mẹ bầu vẫn ăn uống được ngon miệng, duy trì sữ khoẻ trong giai đoạn thai kỳ.

Tạo thói quên luyện tập thể dục: 

Mẹ Bầu Bị Tiểu Đường Thai Kỳ: 5 Nguyên Nhân Gây Tiểu Đường Ở Mẹ Bầu
Việc tạo được thói quen tập luyện thể dục trước và trong giai đoạn mang thai sẽ giúp người mẹ tránh xa được tình trạng Tiểu Đường Thai Kỳ. Nên tạo thói quen dành ra 30 phút mỗi ngày để tập luyện sẽ cải thiện rất nhiều tình trạng sức khoẻ của bản thân. Ngoài ra nên kết hợp các hoạt động nhẹ hằng ngày như đi bộ, yoga, chạy xe đạp… đây đều là những hoạt động mình làm hằng ngày để duy trì sức khoẻ.

Luôn duy trì cân nặng ở mức trung bình:

Nếu bạn đã dự tính việc sẽ mang thai thì nếu bạn là người thừa cân thì mình nên giảm cân trước đó sẽ giúp bạn có một thai kỳ thậy khoẻ mạnh, còn người đã ở mức cân nặng trung bình thì mình nên duy trì cân nặng ấy sẽ giúp người mẹ tránh được bệnh Tiểu Đường Thai Kỳ.

Đi khám thai đúng và đủ theo lịch hẹn:

Đi đúng lịch khám thai nà bác sĩ đã hẹn, làm đầy đủ các xét nghiệm tầm soát trong thai lỳ theo đúng chỉ định của các bác sĩ.

Nên kiểm tra lượng đường trong máu:

Thai phụ sẽ được bác sĩ hướng dẫn cách tự kiểm tra lượng đường trong máu thường xuyên, trước và sau bữa ăn 1-2 tiếng. Việc này nhằm đảm bảo thực đơn ăn của thai phụ có đúng yêu cầu mà bác sĩ đã đề ra không. Đồng thời xem được phát đồ trị liệu có hiệu quả giảm được tình trạng Tiểu Đường Thai Kỳ.

Dấu hiệu của bệnh Tiểu Đường Thai Kỳ: 

Rất nhiều trường hợp tình trạng bệnh của Tiểu Đường Thai Kỳ không xuất hiện rõ rệt, dẫn đến tình trạng phát hiện muộn. Chỉ những khi di khám thai định kỳ mới có thể phát hiện. Ngoài ra dưới đây là một số triệu chứng của bệnh Tiểu Đường Thai Kỳ:

    • Mệt mỏi
    • Thị lực suy giảm
    • Tiểu nhiều lần trong ngày
    • Khát nước liên tục
    • Ngủ ngáy
    • Tăng cân quá nhiều so với khuyến nghị

Với những dấu hiệu trên nếu mẹ bầu gặp trong một trong những dấu hiện thì hãy nhanh chóng đến cơ sơ ý tế thăm khám nhé.

Mẹ Bầu Bị Tiểu Đường Thai Kỳ: 5 Nguyên Nhân Gây Tiểu Đường Ở Mẹ Bầu

Kết Luận: Việc hiểu rõ về các yếu tố nguy cơ cũng như nguyên nhân gây bệnh tiểu đường thai kỳ là vô cùng quan trọng. Từ đó, mới có thể áp  dụng những biện pháp phòng ngừa hợp lý và hiệu quả, tránh tình trạng phát triển bệnh làm ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và thai nhi.

Website: https://wilimedia.vn/

Fanpage: https://www.facebook.com/wilimediavn

Mail: Admin@wilimedia.com

Đóng